Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Định nghĩa phá sản doanh nghiệp - Công ty luật DHLaw

Việc phá sản doanh nghiệp là việc kinh doanh thua lỗ dẫn tới việc phải đóng cửa doanh nghiệp. Để đảm bảo quyền và lợi ích của doanh nghiệp đó và cả những doanh nghiệp chủ nợ.

Phá sản là gì?

Phá sản là tình trạng của DN mất khả năng thanh toán và trả nợ, làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng không thể hoạt động được nữa. Công ty bị phá sản cần được tư vấn một cách cần thiết


Những điều kiện để được công nhận phá sản:
  • Không có khả năng thanh toán nợ cho các chủ nợ.
  • Bị tòa án tuyên bố phá sản.
  • Doanh nghiệp mất khả năng
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Các thủ tục để tuyên bố phá sản:

Bước 1: Đầu tiên cần phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ mới có thể nộp đơn phá sản tại cơ quan chức năng.

Bước 2: Tòa án nhận đơn. Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ thông báo nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.

Bước 3: Tòa án xử lý đơn. Tòa án sẽ xem xét và ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Bước 4: Sau quá trình xem xét thì sẽ quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Sau đó sẽ gửi thông báo đến những người liên quan.

Bước 5: Hội nghị chủ nợ. Được chia 2 lần. Lần đầu tiên sẽ được tiến hành nếu số chủ nợ gồm 51 tổ số nợ. Nếu không có đủ thì sẽ bị hoãn lại. Và phải mở hội nghị chủ nợ lần 2.
Triệu tập Hội nghị chủ nợ:

+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.

Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.

Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:

- Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

- Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;

- Đề nghị tuyên bố phá sản.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Nếu không thể đưa ra được biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh. Thì tòa án sẽ đưa ra quyết định phá sản.

Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Đây là giai đoạn tiến hành thanh lý tài sản phá sản. Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Khi bị phá sản doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện những thủ tục cần thiết đã nêu ở trên. Để giúp đưa ra phương án tốt nhất cho quá trình kinh doanh. Có thể hoạt động tiếp nếu đưa ra được những phương án phục hồi phù hợp. Hoặc tiến hành đóng cửa doanh nghiệp và bán tài sản doanh nghiệp để trả lại cho các chủ nợ dưới sự giám sát của tòa án. Việc khai báo phá sản sẽ là việc làm phù hợp để giúp giải quyết nhanh chóng và kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Luật Doanh nghiệp DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: (028) 66 826 954
Hotline: 0935 655 754
Email: contact@dhlaw.com.vn

Mạng xã hội: Facebook, Twitter, Linkedin, Blogspot

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Định nghĩa phá sản doanh nghiệp Theo dõi các thông tin khác tại: https://dhlawluat.wordpress.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mua bán doanh nghiệp là gì? - DHLaw Luật

Mua bán doanh nghiệp  là một trong những công việc cần cho việc kinh doanh nghiệp.  Văn phòng luật  sẽ đại diện doanh nghiệp để thực hiện t...